Hội nghị “Phúc lợi động vật Việt Nam 2014” diễn ra ngày 13 và 14.9 tại TP.HCM, được chủ trì bởi bốn nhóm hoạt động vì phúc lợi động vật, gồm: Tổ chức Yêu động vật Việt Nam (YDV), Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation), Tổ chức Nhân đạo quốc tế (Human Society International), Tổ chức Kairos Coalition– Hoa Kỳ. Những thảo luận và thông điệp hại hội nghị đã tạo ra một niềm hy vọng mới cho động vật ở Việt Nam.
Hiện nay, các loài gấu của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắt để phục vụ nhu cầu của con người, đặc biệt là nhu cầu sử dụng mật gấu. Ảnh: TL ENV
Khó kiểm soát động vật hoang dã bị nuôi nhốt
Năm 2005, Pháp luật Việt Nam đã ban hành luật quản lý nuôi nhốt gấu. Trong đó có việc gắn chip để theo dõi thể trạng gấu ở môi trường nuôi nhốt. Mặc dù vậy, chẳng ai có thể đảm bảo việc nuôi nhốt gấu diễn ra minh bạch hay không, trong khi số lượng gấu đang giảm mạnh ở môi trường sống tự nhiên. Ngoài ra, theo điều tra của các tổ chức thì hiện nay có khoảng 2400 cá thể gấu bị nuôi nhốt lấy mật. Trong số đó có rầt nhiều cá thể gấu bị nuôi nhốt dưới hình thức giam cầm trong lòng sắt, không cung cấp các thức ăn tự nhiên và nguồn nước không đảm bảo.
Gấu chỉ là một trong hàng trăm loài vật hoang dã sống trong điều kiện nuôi nhốt. Và dù được thông qua hay chưa thông qua từ phía pháp luật, thì tình trạng nuôi nhốt động vật hoang dã vẫn góp phần đẩy các loài vật vào nguy cơ biến mất trong môi trường tự nhiên, gần hơn là nguy cơ tuyệt chủng của loài hổ và voi ở các khu rừng Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có các bộ luật bảo vệ động vật hoang dã mang tính cấp bách và nhân đạo nhất. Trước khi nghĩ đến việc trả tự do cho hàng ngàn con vật được pháp luật thông qua, các tổ chức động vật tha thiết kêu gọi các cấp chính quyền, các nông trại, người nuôi đề cao việc chăm sóc phúc lợi cho động vật. Cơ bản phải chú trọng đến nhu cầu của từng cá thể động vật, nâng cao hiểu biết và chấp thuận các nguyên tắc bảo vệ phúc lợi động vật. Ban hành chính sách/quy chuẩn quốc gia về phúc lợi động vật trong điều kiện nuôi nhốt.
Cụ thể là cải thiện/thiết kế cấu trúc chuồng trại của động vật hoang dã và đảm bảo điều kiện nhốt giữ theo từng loài. Làm đa dạng môi trường sống cũng là điều quan trọng trong việc chăm sóc và quản lý động vật. Ngoài ra cần chú trọng đến vấn đề thú y cũng như cung cấp đồ ăn, nguồn nước phù hợp cho từng loài. Có như vậy thì Việt Nam mới cải thiện được tính chất nhân đạo cả trong điều kiện nuôi nhốt hay bán tự nhiên.
Món thịt chó và nạn mèo hoang
Châu Á tàn sát khoảng hai chục triệu con chó mỗi năm để lấy thịt, trong đó Việt Nam có 5 triệu con chó bị giết để phục vụ cho sở thích ẩm thực. Dù món thịt chó là nét văn hóa đặc trưng, tập quán, nghèo đói hay hình thức hưởng thụ, nhưng nhìn từ các góc độ lòng trắc ẩn, tâm linh và trật tự xã hội nó đang là vấn đề nhức nhối. Một con chó có thể bị giết ngay bên cạnh một con chó khác, hoặc ngay trước mặt trẻ em bằng nhiều cách thức tàn nhẫn như dùng gậy đập đầu cho đến chết, cắt cổ, mổ bụng bằng loại dao lớn và thui da khi đang sống.
Các tình nguyện viên thảo luận tại hội nghị. Ảnh: YeuDongVat
Trong vòng năm năm qua, việc trộm chó đã khiến dư luận bàng hoàng với những cách thức liều lĩnh, man rợ mà những tên tội phạm gây ra. Cũng không thể không kể đến những vụ hàng trăm người vây đánh những kẻ trộm chó cho đến chết. Vì vậy nạn trộm chó để cung cấp cho những lò mổ, cửa hàng thịt chó đang là vấn nạn thật sự về an ninh xã hội. Đã có nhiều tổ chức, cá nhân lên tiếng cho vấn đề này, nhưng tình hình vẫn chưa cải được thiện. Mặc dầu chính phủ đã cùng các nước trong khu vực cam kết cấm buôn bán lậu chó qua biên giới, nhưng những quán thịt chó và nạn trộm chó ngày càng gia tăng. Điều đó cho thấy xã hội vẫn chưa có một tiếng nói chung trong việc bảo về loài vật nuôi đặc biệt trung thành này. Trong khi ở các nước phương Tây có thể đi tù chỉ vì đánh bị thương một con chó.
Phúc lợi động vật nuôi trong nhà không chỉ bảo vệ một loài vật cụ thể trước các hành vi tàn nhẫn của con người. Phúc lợi có nghĩa là mang đến cho động vật một đời sống tử tế, đầy đủ và được chăm sóc sức khỏe một cách khoa học, dựa trên đặc tính tự nhiên. Vì vậy bên cạnh các chiến dịch phúc lợi, các nhóm phúc lợi động vật muốn chấm dứt nạn mèo hoang, chó hoang để bảo đảm sức khỏe cho chúng, tránh dịch bệnh dại cũng như thiếu hụt chấn dinh dưỡng trong điều kiện thả rông hay bị bỏ rơi.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu thả một con mèo đực và một con mèo cái trưởng thành thì chỉ trong vòng sáu năm sẽ có thêm 63.000 con mèo từ các bầy đàn của chúng. Cũng với tốc độ sinh trưởng như vậy, loài chó cũng đạt tỷ lệ khỏang 67.000 con. Và nếu, với hàng vạn con mèo, con chó được ra đời từ một cặp trong khoảng thời gian sáu năm thì chắc chắn số lượng mèo hoang cũng như chó hoang sẽ tăng lên rất nhanh. Từ những con số đó, hành động chấm dứt nạn mèo hoang/chó hoang cần phải có sự chung tay của xã hội cũng như những gia đình nuôi chó mèo. “Việc đầu tiên phải làm là đưa những con vật con vật cưng của bạn đến các trung tâm thú y để tiến hành triệt sản không gây đau đớn” đó là lời khuyến cáo có tầm nhìn của các nhà hoạt động vì phúc lợi động vật. Ngoài ra tổ chức Yêu Động Vật (localhost/ydvold) còn có chương trình hộ trỡ 50% kinh phí triệt sản cho chó mèo.
Qua hai vấn đề, món thịt chó và nạn mèo hoang cho thấy hoạt động phúc lợi động vật ở Việt Nam chưa hề được coi trọng. Thiết nghĩ, loài vật cũng như con người, nghĩa là khi đã sinh ra chúng có quyền sống một cách tự do cho đến cuối đời. Thế nhưng điều tối thiểu đó cũng đã bị chúng ta tước đi, và những ai là người tước đi của chúng cái quyền đó? Chỉ có thể là một xã hội, xã hội đó gồm cả những người chưa ý thức được thế nào là phúc lợi động vật, hay chưa dám đấu tranh cho chúng cái quyền đó. Gần đây, trên các trang mạng đã đăng tải nhiều tấm hình giới trẻ hành hạ động vật đã man, điều đáng nói bộ các đứa trẻ này xem đó là một trò tiêu khiển cần được mọi người hưởng ứng. Nhiều chuyên gia cho rằng đó là biểu hiện của bệnh lý về thần kinh, nhưng nếu đi sâu hơn vào vấn đề thì chúng ta cần nhìn lại cách giấo dục nhân cách cho giới trẻ. Từ khi chúng còn nhỏ, chúng ta phải dạy cho chúng biết phải yêu quý từng con vật, tránh vô cảm hay làm ngơ trước những hình thức tra tấn, giết hại, buôn bán động vật trái phép. Bởi khi những “trái tim đá” được làm mềm bằng sự giáo dục cụ thể, có tính khoa học dựa trên tính nhân hòa, từ bi thì giới trẻ mới phát huy được nhân cách của mình. Muốn làm được điều đó, mỗi người trưởng thành trong chúng ta phải thể hiện tình yêu thương ấy trước tiên.
Nhân đạo cả trong nuôi nhốt, giết mổ
Những tổ chức phúc lợi động vật không bao giờ lên tiếng ngăn cấm sử dụng sản phẩm thịt gia súc gia cầm. Nhưng họ kêu gọi nhân đạo trong việc nuôi nhốt và giết mổ các con vật ở những nông trại.
Trong khuôn khổ cuộc hội thảo, Ban tổ chức đã chiếu một trailer ngắn về Cinderella và 752 cô gà mái khác được giải cứu từ một nông trại gia cầm sau khi một người nông dân quyết định không đưa chúng vào lò mổ, từ đó ông nguyện rằng những chiếc lồng sẽ không nhốt một con gà nào nữa. Cũng vấn đề nhân đạo, các tổ chức phúc lợi động vật ở Đà Loan đã tạo thành một liên minh tạo áp lực lên chính phủ của họ về việc cải thiện các mô hình chuồng trại ở các nông trại, vì rất nhiều nông trại nước này đều dùng cấu trúc chuồng trại kiểu cũ, nghĩa là diện tích một cái lồng bằng tờ giấy A4 nhốt bốn con gà mái đẻ trứng. Dĩ nhiên người Đài Loan đã thành công trong việc này.
Một câu chuyện khác có tên “chuồng sinh sản”, nói đúng hơn thì đó là một loại lồng có diện tích vô cùng chật hẹp được các nông trại dùng để nhốt con heo nái đến cuối đời. Bị nhốt trong một cái lồng như vậy, con heo chỉ có thể nằm cho con của nó bú mà không hề được đứng lên đi lại. Và ở Mỹ, Tổ chức Nhân đạo Quốc tế cùng người tiêu dùng trở thành một liên minh để tẩy chay loại chuồng này bằng cách gây sức ép với chính phủ, và bắt các thương hiệu chế biến và phân phối thực phẩm cam kết sử dụng nguồn thịt từ các trang trại đủ tiêu chuẩn phúc lợi động vật trên quy mô toàn cầu. Sau một thời gian, cam kết này được thực thi với toàn bộ Bắc Mỹ, Tây Âu, một số nước ở Mỹ Latin và châu Á.
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam cũng đang phát triển mạnh, thế nhưng chúng ta vẫn chưa đề cao đề tính nhân đạo trong việc nuôi nhốt và giết mổ động vật nông trại. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có rất nhiều người quan tấm đến việc phúc lợi động vật và ngày càng có nhiều tổ chức hoạt động cho vấn đề này. Các tổ chức này dù con rất non trẻ nhưng họ đang không ngừng kêu gọi các chủ trang trại, các hộ nuôi nhốt cải tạo mô hình chuồng trại, phân loại thức ăn nguồn nước. Đặc biệt chú trọng kỹ thuật giết mổ ít gây đau đớn hơn cho động vật. Ngoài ra việc ăn chay cũng là một hình thức hữu hiệu của những nhà phúc lợi động vật hướng tới. Như một cách để nói rằng con người có thể yêu tất cả các con vật, bắt đầu từ những con vật thân quen gần gũi nhất.
Rõ ràng phúc lợi động vật không phải được xây dựng từ giáo lý môn đạo nào, hay triết lý giáo điều thâm căn cố đế, càng không phải là một phong trào tự phát của những con người nhàn cư. Đơn giản, phúc lợi động vật là một cách thể hiện lòng từ bi, tình yêu thương của con người dành cho những giống loài khác quanh ta. Đó chính điều mà một xã hội văn minh cần được dung nạp, bổ sung. Chúng ta hãy hình dung với một cuộc sống đầy bất trắc như hiện nay, mỗi người trong chúng ta như một thân cây xù xì xấu xí trước những yếu tố khí hậu khắc nghiệt tác động lên. Nhưng khi thân cây ấy tìm được sự dung nạp nhẹ nhàng, giàu dinh dưỡng (ở đây muốn nói đến giá trị tinh thần) sẽ giải phóng đi được những năng lượng xấu tận trong góc rễ để trở nên tươi tốt, góp phần tạo ra một bầu trời trong lành hơn.
Phúc lợi động vật là gì? Đó là dù trong bất kỳ điều kiện nào, tất cả mọi con vật cũng có quyền sống theo tự nhiên và đặc tính của từng loài, phù hợp thể trạng của từng cá thể mà không bị sức ép tâm lý hay bệnh tật. Cụ thể động vật hoang dã cần được sống trong môi trường tự nhiên của chúng, không có bất kỳ sự xâm phạm trực tiếp hay gián tiếp từ phía con người. Ngoài việc không bị săn bắt, giết hại, những con vật này cần được tự do thay vì nuôi nhốt để phục vụ lợi ích hay thỏa mãn thú vui của con người. Đối với động vật là thú nuôi trong nhà cần phải đối xử với chúng như những người bạn, không giam cầm, ngược đãi và bắt chúng làm theo lợi ích của con người đi ngược lại với đời sống tự nhiên của chúng. Chó, mèo hay những con vật nuôi trong nhà cần phải được sống trọn vòng đời của nó bên con người, được hưởng đầy đủ việc chăm sóc thú y, không chia rẽ bầy đàn, không phải chịu đau đớn vì lợi ích của con người. Đối với động vật chuồng trại và gia cầm cũng cần được hưởng sự phúc lợi tuyệt đối về môi trường nuôi nhốt, thức ăn và nguồn nước phải đảm bảo sạch sẽ, không bị tra tấn hay chịu đau đớn trong suốt chu kỳ sống và cả khi giết mổ. Tóm lại, từ động vật hoang dã, thú nuôi trong nhà cho đến động vật chuồng trại và gia cầm đều phải sống trong điều kiện phù hợp, có thể trạng tốt nhất, không cảm thấy bị đe dọa hay cưỡng ép các hành vi. Đó là những điều cơ bản nhất mà các nhóm hoạt động vì phúc lợi động vật phổ biến trong buổi hội thảo. Hữu Nam |
(Theo Người Đô Thị)
コメント